0939323039 dulichsaigonthanhcong@gmail.com

CHÙA ÔNG NÚI – NÉT ĐẸP TÂM LINH VÀ PHONG CẢNH CUỐN HÚT TRÊN ĐẤT TÂY SƠN

CHÙA ÔNG NÚI – NÉT ĐẸP TÂM LINH VÀ PHONG CẢNH CUỐN HÚT TRÊN ĐẤT TÂY SƠN

“Nhớ chùa lòng muốn lên thăm

Sườn non đã dốc đá dăm lại nhiều

Lắng tai nghe tiếng chuông chiều

Mặt hồ gợn sóng mây điều bay qua.”

Chùa Ông Núi là một tên gọi khác của Linh Phong Thiền Tự từ lâu đã thu hút du khách gần xa bằng vẻ đẹp tựa tiên cảnh.

Ngày nay, với sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự đóng góp của Phật Tử gần xa. Việc di chuyển, đi lại từ trung tâm Quy Nhơn đến chùa đã rất dễ dàng. Không chỉ dừng lại ở việc đầu tư đường xá, một dự án tâm linh đã được cho tiến hành xây dựng và đã hoàn thành giai đoạn 1 với việc khánh thành tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 69m đã mang lại sự thu hút rất lớn. Hãy cùng Tour Du Lịch Quy Nhơn Du Lịch Sài Gòn Thành Công tìm hiểu và khám phá nhé.

1. Giới thiệu về chùa Ông Núi Bình Định

Chùa Ông Núi hay chùa Linh Phong (Linh Phong Thiền Tự) tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, thuộc thôn Phương Chi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định và cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 30km.

Phía sau chùa tựa lưng vào núi Bà vững chãi, phía trước trông ra đầm Thị Nại, xung quanh là non xanh nước biếc và xa xa là biển Đông quanh năm sống vỗ, đây là vị thế đắc địa mà người xưa hay gọi là “Tựa Sơn – Vọng Hải’.

Tương truyền, xưa kia có 1 nhà sư tên là Lê Ban đến hang đá phía Đông của núi Bà để tu và dựng một am tên chùa Dũng Tuyền. Do tấm lòng từ bi, chuyên hái thuốc chữa bệnh cứu người miễn phí nên người dân rất kính trọng và gọi là Ông Núi.

Đến năm 1733, vì mến mộ đức độ của ông nên chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban cho ông hiệu là Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư đồng thời trùng tu lại chùa rộng lớn hơn và đặt tên là Linh Phong thiền tự.

Tuy nhiên, đến năm 1967, do sự khốc liệt của bom đạn chiến tranh, ngôi chùa đã bị phá hủy nằng nề gần như bị xóa sạch dấu tích, đến tận năm 1990 mới được khởi công xây dựng, phục hồi lại trong 14 năm mới hoàn thành và được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

2. Dự án Tâm Linh Phật Pháp Linh Phong.

Hiện đã khánh thành giai đoạn 1 vào năm 2016. Nổi bật nhất trong khu di tích chùa Ông Núi có lẽ là bức tượng Đức Phật ngự trên đài sen cao 69m – cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Chỉ riêng chân đế tượng Phật đã cao 15m và có đường kính là 52m, toàn bộ đều được đúc bằng bê tông cốt thép với trắng trang nhã và bắt mắt.

Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo, hành lang La Hán, thư viện Phật giáo và bảo tàng Xá Lợi Phật để du khách đến hành lễ, chiêm bái. Người ta đầu tư cho công trình này đến mức, phải mất đến tận 8 năm mới có thể hoàn thành và đưa vào tham quan. Tạo nên một khung cảnh vừa tôn nghiêm vừa hùng tráng.

3. Trải nghiệm khung cảnh tại Chùa Ông Núi.

Lưu ý quý khách khi đến tham quan tại chùa Ông Núi nên mang dép hoặc giày đế bằng có độ bám tốt, mang theo nón, kem chống nắng và nước suối giải khát vì khí hậu sẽ nắng và nóng.

Để lên đến bức tượng Phật khổng lồ này, du khách sẽ phải trải qua 600 bậc thang bằng đá, hai bên là hai dãy núi đá đồ sộ xếp chồng lên nhau, uốn lượn như rồng đang quy chầu dưới chân mảnh đất linh thiêng.

Nếu tượng Đức Phật - biểu tượng của chùa Ông Núi nằm ở khu vực trung tâm thì chùa lại thấp thoáng ở lưng chừng núi giữa màu xanh biếc của cây rừng.

Lối đi vào chùa thì quanh co theo đường núi với những bông lau trổ bông xòa xuống bậc đá, với những nhánh hoa cỏ mọc chen chúc hai bên đường và đâu đây thoang thoảng mùi hương nhè nhẹ của các loài hoa dại làm xua đi bao mệt mỏi của việc leo hàng trăm bậc đá.

Đi hết hơn trăm bậc, du khách sẽ nhìn thấy một ngôi chùa màu đỏ nhỏ xinh nằm yên tĩnh sau những bóng cây cổ thụ sừng sững ở độ cao 400m so với mặt nước biển, đó chính là ngôi chùa Linh Phong trong truyền thuyết.

Bước qua cổng tam quan, đặt chân vào trong khuôn viên chùa Ông Núi, ngắm những kiến trúc gỗ nâu cổ kính, ngửi hương thơm thoang thoảng của những nén nhang đang thắp dở và nghe âm thanh vang cọng của tiếng chuông chùa, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào một thế giới khác, tâm hồn cũng trở nên thanh tịnh và bình yên hơn.

Phía sau chùa còn có nhiều tháp cổ xen giữa những hang đá bí ẩn với nhiều hình thù kỳ lạ, một số hang có thờ Phật nên luôn ấm áp mùi hương khói. Kết hợp với những khe suối mát lành róc rách chảy trôi quanh năm khiến cho khung cảnh ngôi chùa trở nên thơ mộng và hữu tình đến lạ.

Nếu đến đúng dịp lễ hội của quần thể tâm linh Phật pháp Linh Phong vào ngày 24 – 25 tháng Giêng âm lịch – ngày giỗ ông tổ Viên Minh của chùa, bạn sẽ được chứng kiến khung cảnh đông vui, nhộn nhịp của hàng ngàn du khách hành hương từ khắp nơi đổ về viếng Phật và dâng hương ngưỡng vọng công đức của Ông Núi để cầu nguyện cho một năm an lành, thịnh vượng.

4. Cách di chuyển đến chùa Ông Núi

Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn không quá xa, nên bạn có thể đến chùa Ông Núi bằng cách thuê xe máy hoặc ô tô tự lái để chủ động về mặt thời gian cũng như tiết kiệm chi phí theo cung đường sau: từ đường Võ Nguyên Giáp, rẽ trái vào quốc lộ 198, đi 20km thì rẽ phải vào tỉnh lộ 640, tiếp tục đi tầm 7km rẽ trái vào thôn Phương Chi, sau đó đi 1km là tới chùa.

Còn với những bạn chưa quen đường, dễ bị lạc đường thì có thể bắt taxi hoặc xe buýt tuyến 07 (Quy Nhơn – Cát Tiến) để đến chùa. Tuy nhiên, khi lên xe cần phải nhắc nhở phụ xe về điểm dừng của mình để tránh việc đi quá.

Hoặc tìm đường đi thông qua ứng dụng Google Map: Vị trí chính xác!

5. Một số lưu ý khi ghé thăm chùa Ông Núi

Là chốn tâm linh linh thiêng, nghiêm cẩn nên khi đến chùa Ông Núi Bình Định bạn luôn phải tránh những điều sau:

- Ăn mặc xuề xòa, phản cảm khi vào chùa.

- Mang dép vào Phật đường

- Đi cửa chính giữa (vì đây là lối đi dành riêng cho Đức Phật, các vị Đức Ông và Thánh Mẫu)

- Quỳ hoặc đứng giữa Phật đường (vì đây là vị trí dành cho các vị sư Trụ Trì của chùa)

- Đặt lễ mặn ở chính điện

- Thắp hương và đốt vàng mã quá nhiều (vì sẽ gây ô nhiễm không khí trong chùa và ảnh hưởng đến các tượng Phật, thậm chí có thể gây ra hỏa hoạn)

- Gây ồn ào, náo loạn và ăn nói thô tục bậy bạ nơi đất Phật

- Tùy tiện quay phim chụp ảnh

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của  Tour Du Lịch Quy Nhơn – Du Lịch Sài Gòn Thành Công, du khách sẽ có một chuyến tham quan chốn tâm linh chùa Ông Núi thật ý nghĩa và đáng nhớ.

Tham khảo thêm: Tour Quy Nhơn Khởi Hành Từ Tp. Hồ Chí Minh, Tour Quy Nhơn Khởi Hành Từ Hà Nội.

Credit bài viết: Nguyên Trần.

Khám phá Du lịch Quy Nhơn - Phú Yên qua các bài viết hay khác:

  • Khám phá BIỂN KỲ CO  | Chìa khóa đưa du lịch Quy Nhơn phát triển.
  • Đi và trải nghiệm CÙ LAO XANH  | Top ba điểm tham quan ấn tượng nhất Quy Nhơn.
  • Cảnh chứng thời gian ĐẦM THỊ NẠI Quá khứ hào hùng, tương lai phát triển.
  • Khám Phá EO GIÓ Eo biển hút khách bậc nhất miền trung. 
  • Nét đẹp tâm linh CHÙA ÔNG NÚI Nơi có tượng phật Thích Ca cao nhất Đông Nam Á.
  • Tham quan THÁP NHẠN Ngọn tháp hiếm hoi còn tồn tại nguyên vẹn. 
  • Di chuyển đến HẢI ĐĂNG MŨI ĐIỆN | Giá trị địa lý vượt thời gian.
  • Danh thắng địa chất độc đáo GÀNH ĐÁ ĐĨA | Có 1 0 2 của vùng đất Phú Yên.
  • Tìm về ký ức tại NHÀ THỜ MẰNG LĂNG | Nơi lặng thầm lưu giữ dấn ấn thời gian.
  • Ký ức tuổi thơ tại BÃI XẾP - GHỀNH ÔNG Bối cảnh phim "Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh".
  • Thưởng thức MẮT CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG Đặc sản vùng đất Phú Yên.


0939323039